Home » , , » Nguyên Ngọc - bản photocopy của Lê Hiếu Đằng

Nguyên Ngọc - bản photocopy của Lê Hiếu Đằng

Unknown | 4:53:00 PM | 0 comments
     Câu nói “Không thành công cũng thành nhân” lại một lần nữa được lặp lại ở nước Việt Nam thế kỷ XXI!

     Cách đây một vài tháng chúng ta thấy nổi lên một “ẩn sĩ” Lê Hiếu đằng, bỏ Đảng, bỏ cách mạng để đi theo con đường “đa Đảng”, “dân chủ tiến bộ kiểu mới”, kêu gọi thành lập “Đảng dân chủ xã hội Việt Nam” với mục đích “lợi ích cá nhân: danh lợi, quyền lực”. Thì giờ đây lại xuất hiện một Lê Hiếu Đằng thứ 2, một Lê Hiếu Đằng trên con đường Văn học - con đường “tự do tư tưởng- tự do bày tỏ chứng kiến văn chương” đó chính là Nguyên Ngọc với “ước nguyện” thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam, với những lời lừa mị lung linh bảy sắc cầu vồng của bong bóng xà phòng như sau: “Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội…. chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi”.

Nhà văn Nguyên Ngọc


     Các bạn có biết Nguyên Ngọc là ai không? Ông chính là một nhà văn nổi tiếng mà chắc bạn nào từng ngồi ghế giảng đường hẳn phải đọc tác phẩm của ông. Những tác phẩm hào hùng, đậm chất cách mạng, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa dân tộc như tác phẩm “Rừng xà nu”, “Đất nước đứng lên”, những tác phẩm gắn bó máu thịt với cuộc cách mạng chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nó không chỉ có giá trị văn học mà nó có giá trị lịch sử to lớn cổ vũ cho toàn thể dân tộc Việt Nam “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Chính vì sự cống hiến to lớn của ông cho cách mạng việt nam, bám đất chiến trường phục vụ chiến trường suốt những năm tháng trường kỳ kháng chiến mà ông đã được giao trọng trách làm Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn VN, rồi từng dốc lòng soạn cương lĩnh văn chương, bản “Đề dẫn”, dâng lên “Đảng kính yêu” của mình như sau: “Nói về phương hướng nội dung của văn học trong thời kỳ mới hiện nay, chúng ta muốn trước hết tập trung … vào con người… Con người mới ấy, như Đảng đã chỉ rõ, sẽ là kết quả tổng hợp cả 3 cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá. Đảng cũng đã sớm chỉ ra cho chúng ta… đó là con người lao động Việt Nam làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa… chủ nghĩa xã hội”.


Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng là một gương mặt tiêu biểu của văn học kháng chiến

     Ấy vậy mà, ở các tuổi U90 mạch suy nghĩ của nhà văn này có sự xáo trộn, hay chúng ta nên gọi là “có bước nhảy trong tư duy??”. 
     Trong bài viết về Phạm Xuân Ẩn trên VietNam.net, Nguyên Ngọc lại cho chúng ta trong chiến tranh đã nhìn sai về sự xâm lược, cho sự căm thù giặc là “không bình thường”; rồi cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước” nữa vì bị chính trị hóa! Không nên ca ngợi các Bà mẹ Việt Nam anh hùng quá vì sẽ đau lòng các bà mẹ lính VNCH! Qua những phát biểu này có thấy sự đối lập không? Một con người mà có 2 luồng tư tưởng có hợp lý hay không? Hay là ở phút cuối đời ông giác ngộ được “chân lý”.

Tuy nhiên gần đây ông lại có nhiều hành động chống đối

     Chưa nói đến với tư cách là một công dân Việt Nam mà chỉ nói đến với tư cách là một độc giả từng yêu thích nhân vật “T nú” trong “Rừng xà nu” một nhân vật cứng đầu, cứng cổ nhưng yêu nước, yêu làng bản hi sinh bản thân cho làng bản thì bây giờ chúng ta sẽ nghĩ như thế nào? Rằng những lời ông viết trước đây là dối trá? Hay là “lịch sử Việt Nam là dối trá?”. Và đến cái cách ông thể hiện, phát ngôn trên cũng giống như việc Lê Hiếu Đằng “phỉ báng” “vạch sổ nợ” với Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Có thể nói Nguyên Ngọc là một Lê Hiếu Đằng thứ hai

     Tuy nhiên, cũng chính việc nhận thức được sự tương đồng trong quan điểm của Lê Hiếu Đẳng và Nguyên Ngọc; hay nhờ kết cục mà Lê Hiếu Đằng nhận được là sự lên án gay gắt của dư luận trong nước và quốc tế; chúng ta thấy luận điểm của Nguyên Ngọc chỉ là một sự “vỏ bọc ngụy trang” cho những phần tử cơ hội, lợi dụng trong và ngoài nước. Chắc hẳn tiếp theo đây, sẽ có hàng loạt ý kiến của những nhà “bảo vệ dân chủ”, “bảo vệ quyền tự do lập hội phường” bên ngoài nhảy vào “ca ngợi” Văn đoàn độc lập Việt Nam, và “chia buồn” với sự thiếu thốn “dân chủ” của nước sở tại.
     Tuy nhiên, chúng tôi luôn khắc sâu một chân lý rằng “nếu chúng ta bắn vào lịch sử một viên đạn, lịch sử sẽ bắn ta bằng một khẩu đại bác”. Lịch sử dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là hợp lý hay không chính trái tim mỗi con người sẽ tự phán xét, nhưng bản thân là một người lính cụ Hồ, một người lính chiến mà ông có thể phát ngôn được như vậy thì ông không có tư cách để “lên tiếng đòi sự bình đẳng, dân chủ trong ngôn luận văn chương” bởi “Nghệ thuật vị nhân sinh” có thể xem là “kim chỉ nam” trong sáng tác văn học Việt Nam lúc bấy giờ như lời nhà văn Nam Cao đã nói. Hay chúng ta chưa phán xét là hội do ông lập ra có mục đích gì mà tư với tư cách người cầm đầu như vậy thì có nên hay không khi mọi người tung hô, ca ngợi, có nên hay không khi đồng ý cho thành lập hội đó? Theo tôi thì việc nảy ra ý định lập hội đã là một sai lầm!!

                                                                       Vũ Công Anh


Share this article :

0 comments:

Post a Comment