Có khi người ta gọi bà Phật Mẫu. Nhưng nghiêm cẩn mà xưng danh trong đạo thì đó là: "Cao Đài đại đạo nữ phối sư Madame Nguyễn Ngọc Thơ" (Cửu thiên huyền nữ giáng sanh).
Trích từ cuốn sách in năm 1929, tại Sài Gòn |
Bà là "bà/madame Nguyễn Ngọc Thơ", tức phu nhân của ông Nguyễn Ngọc Thơ. Chúng đệ tử xưng danh tôn kính theo tên của người chồng.
TƯ LIỆU ĐỌC THÊM
(trực tuyến)
Trích nguyên văn từ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ : SINH LỘ CHO NHÂN LOẠI (2008, Chánh Kiến cư sĩ)
"
Đạo Cao Đài được thành lập chánh thức từ năm Bính Dần (1926), nhưng từ sáu năm trước đã có một người thờ phụng Đấng Cao Đài: đó là ông Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu. Là Quận Trưởng hành chánh vào năm 1919 tại đảo Phú Quốc, Ngài Chiêu sống cuộc đời hiền đức theo đúng điều luật của Lão giáo. Thỉnh thoảng, ông Phủ Chiêu tổ chức các đàn cơ Cầu Tiên, nhận được những lời giáo huấn tâm linh. Trong số những Đấng tiếp xúc được, có một Đấng tự xưng là “Cao Đài”, quan tâm đặc biệt đến ông Phủ Chiêu. Ông Chiêu đã nhận ra rằng đó là biệt danh của Thượng Đế bởi những khải thị và những giáo huấn triết lý ở trình độ cao mà ông đã lãnh hội được nhiều lần. Ông Phủ Chiêu xin phép Đấng Cao Đài cho ông được phụng thờ Ngài dưới một hình thức xác thực. Sau đó, trên biển Dương Đông ( Phú Quốc), Ngài được chứng kiến một cảnh tượng siêu nhiên: một con mắt hiện lên ở đường chân trời và ngày càng lớn dần, lớn dần với màu sắc chói lọi.. Ông hiểu ông được lịnh thờ Ngài bằng biểu hiệu hình một con Mắt trái.
Trong lúc Phong trào Thần Linh Học khởi lên rầm rộ và sôi nổi ở khắp các nước Âu Mỹ thì trong nước Việt Nam, báo chí và sách vở của Pháp được đưa sang, nhờ đó, phong trào Thần Linh Học truyền đến Việt Nam. Đầu thế kỷ 20, trong dân chúng nổi lên các nhóm xây bàn nói chuyện với các Vong linh hay Cầu Cơ thỉnh Tiên xin thuốc chữa bịnh nan y hoặc hỏi về vận nước. Vào giữa năm Ất Sửu (1925), tại Sàigòn có một nhóm nhỏ các thơ ký gồm quí ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, tiêu khiển vào mỗi buổi tối bằng việc thông công với người vô hình theo lối Thần linh học. Họ dùng cái “bàn gõ” (table frappante). Với những câu hỏi đặt ra cho các Đấng chơn linh, hoặc bằng thơ, hoặc bằng văn xuôi, họ nhận được những câu trả lời đáng kinh ngạc. Cha mẹ hay bạn bè quá cố của họ hiển linh để nói với họ những việc gia đình và đồng thời khuyên họ hy sinh quên mình.
Những phát hiện xúc động ấy giúp họ nhận biết sự hiện hữu của thế giới huyền bí. Có một Đấng Thiêng liêng rất đáng chú ý vì sự ân cần của Ngài và những điều giáo hóa của Ngài về đạo đức và triết lý ở một mức độ rất cao. Đấng ấy tên là “A à ”. Sau đó, những ông thơ ký Việt Nam khác đến tham gia làm đông đảo thêm nhóm xây bàn tài tử. Những đàn Cầu Tiên được tổ chức nghiêm túc hơn và đều đặn hơn. Vì việc dùng cái “bàn gõ” không tiện lợi, nên một Đấng thiêng liêng bảo phải thay thế bằng “Ngọc cơ”. Với Ngọc cơ, các Đấng có thể viết chữ trực tiếp, việc thông công tự nhiên được nhanh hơn và các đồng tử phò cơ đỡ mệt hơn.
Ngày 24-12-1925, nhân dịp Lễ Noel, Đấng Thiêng liêng dẫn dắt bấy lâu nay tiết lộ với các vị phò cơ, Ngài là Đấng Thượng Đế đến dưới tên gọi là Cao Đài để truyền dạy chơn lý tại nước Việt Nam. Ngài nói đại ý như sau:
“ Hãy vui hưởng ngày lễ nầy. Đây là lễ kỷ niệm ngày Ta đến Âu châu để dạy Đạo. Ta rất vui lòng gặp các con, những tín đồ đầy lòng kính trọng và yêu mến Ta. Ngôi nhà nầy của một trong các vị phò cơ sẽ có tất cả ơn phước của Ta. Những biểu hiện Toàn Năng của Ta sẽ khiến các con còn kính mến Ta hơn nữa.”
Từ đó, Đấng Cao Đài truyền thụ nền Tân giáo lý cho các tín đồ. Đây chính là sự tuyển chọn các vị sứ giả đầu tiên có phận sự tiếp nhận các Thánh Ngôn.
(Lịch sử Đạo Cao Đài của Gabriel Gobron )
Đạo CAO ĐÀI, một tôn giáo mới mà chính Đức THƯỢNG ĐẾ, còn được gọi là God, Gott, Dieu, Jehova, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức Chí Tôn hay Cha Chung Nhân Loại, đã mở ra tại Việt nam vào năm 1926 bằng phương tiện cơ bút. Đây là kỹ thuật truyền thông giữa con người với thế giới vô hình mà Thượng Đế đã chuẩn bị trước cho nhân loại làm quen qua các Hội Thần Linh học....
Nhân loại ngày nay tiến hóa cao, nền kỹ thuật truyền thông tiên tiến giúp con người trên thế giới thông tin và liên hệ nhau chỉ trong giây phút nên nhân loại cần một nền tôn giáo mới, khoa học hơn, khoan dung hơn, đại đồng hơn. Nếu tháo gỡ đi hết những sợi dây xiềng xích các Giáo lý cơ bản đã được diễn giảng theo giáo điều độc đoán, thì những giáo lý của các tôn giáo sẽ giống nhau về phần nội môn. Osiris, Chrisna, Buddha, Christ là những danh từ khác nhau để chỉ con đường thánh thiện duy nhất đưa đến Niết Bàn tự tại. Tất cả chúng ta đều phải thoát khỏi phàm nhân ảo ảnh để trực nhận Chân ngã trong đời sống siêu việt, nhận chân ra cái thực tại của Chân ngã siêu việt đó chính là Phật tánh, là Christ, là Chơn Linh mà các bực truyền đạo đã dạy
Trái đất này theo chu kỳ đang đi vào cuối Hạ ngươn. Hạ ngươn là ngươn điêu tàn, ngươn tiêu diệt để chuyển qua thời Thượng ngươn Thánh đức. Thượng Đế mở Đạo Cao Đài, một nền tôn giáo thế giới vừa tổng hợp tinh hoa của các tôn giáo lớn, vừa thêm vào những hiểu biết mới cho nhơn loại để truyền bá nền siêu triết lý. Đây cũng là kỳ Đại Ân Xá lần ba của Ngài để giúp những người biết thức tỉnh dễ dàng có cơ hội giải thoát và hiệp nhứt với Đấng Cha Trời.
"
Tôn giáo Cao Đài có danh hiệu là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Muốn hiểu rõ tại sao có hai danh hiệu cùng một lúc, chúng ta cần trở lại những ngày đầu tiên trong lịch sử lập giáo. Đạo Cao Đài vốn phát xuất từ một hiện tượng có tính cách thần quyền. Vị Giáo chủ vô hình của Đạo Cao Đài ban đầu xuất hiện dưới danh hiệu là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ tát Ma Ha Tát. Người đệ tử đầu tiên là Ông Ngô văn Chiêu được Ngài giảng dạy về Đạo và truyền cho bí pháp luyện Đạo (1920). Trong giai đoạn thứ hai từ năm 1925 trở đi, qua sự thông công của nhóm các Ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Lê văn Trung, Cao Hoài Sang…, Đức Thượng Đế đầu tiên xưng danh AĂÂ, sau đó danh xưng chính thức là:
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
viết CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
và tôn giáo có danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời.
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Đức Phật Bà đã xuất hiện
- Vệ sĩ của Đức Thầy trả lời về việc bị công kích là ăn trộm vào năm 1928
- Người bảo vệ Đức Thầy trả lời: hãy cứ nên tin và cứ tôn thờ Đức Thầy, dù người ta có bảo mình là quái gở hay ngu, thì cũng cứ mặc
- Trước nghi án đạo hình ảnh và bị công kích vào năm 1928, Đức Thầy của Cao Đài đã trả lời như thế nào
- Vào năm 1928, những người khai sáng đạo Cao Đài từng bị đả kích là bọn ăn trộm đã ngang nhiên đạo hình ảnh
0 comments:
Post a Comment