Home » , » VÌ SAO NHIỀU BLOGGER DÍNH VÀO VÒNG LAO LÝ?

VÌ SAO NHIỀU BLOGGER DÍNH VÀO VÒNG LAO LÝ?

Unknown | 9:41:00 PM | 0 comments
     Blog vốn một là hình thức của mạng xã hội, hay thường gọi là Nhật ký cá nhân, nơi mỗi con người bày tỏ, thể hiện ý kiến chủ quan cá nhân trong phạm vi pháp luật. Mặt tốt đẹp của nó thì ai cũng tỏ, thế nhưng, nó sẽ là tiêu cực khi nó trở thành kênh công cụ đắc lực để một số tổ chức, cá nhân lợi dụng xâm phạm lợi ích Đảng, Nhà nước và của nhân dân Việt Nam. Điều đặc biệt, người viết, đóng góp cho các Blog nhiều năm nay không phải ai xa lạ mà các nhà tri thức, văn nghệ sỹ được công chúng biết đến nhưng cũng chính họ là những người phải dính vào vòng lý của pháp luật. Phải kể đến như: Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh… 

Các blogger dính vào vòng lao lý

     Nhiều băn khoăn đặt ra, cần lý giải, vì sao nhiều Blogger vi phạm đạo đức nghề cầm bút đến vậy ?. 
     Có nhiều lý do dẫn đến các Blogger này tự bán rẻ nhân cách, lương tâm nghề nghiệp để được ghi nhận công lao, được tôn vinh là các nhà hoạt động “dân chủ” đích thực, nhà hoạt động xã hội “dũng cảm”…, theo tác giả, có lẽ cần xét đến một số lý do sau:
     Trước hết, bản thân những người này sẵn mang trong mình cái tôi cá nhân, họ sẵn sàng đấu tranh vì sự tiến bộ, văn minh thời đại, nhân loại và của dân tộc Việt Nam, đây là điều rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, song hành cùng tài năng là thói tự huyễn. Thế nên, từ việc ý thức được cái tài của mình đang có, những người này quá tự đề cao mình, tự cho mình hơn người, tài giỏi có thể làm nên những cuộc “cách mạng” canh tân xã hội, ngạo mạn và xem thường tất cả. Thậm chí có Blogger có sự nhìn nhận thiếu thiện cảm, phiến diện, chuyên “săn lùng”, “đào bới”, “moi móc” thông tin phản ánh những khó khăn, sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý Nhà nước, những tiêu cực phức tạp nảy sinh trong xã hội để nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo các cấp, xem thường, xúc phạm tiền bối, các nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc của dân tộc; thổi phồng, xuyên tạc thực tiễn tình hình đất nước trên mọi hướng thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, điển hình cho Blogger dạng này là Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất.

Blogger Trương Duy Nhất
 
     Đồng thời, với ý thức cái tôi, tài năng tự cho là hơn người, các Blogger lại nhận được sự tâng bốc, ngợi ca, khích lệ tinh thần từ các cá nhân, tổ chức vốn không có thiện cảm với Việt Nam, nhất là tổ chức phản động lưu vong Việt tân, các đài BBC, CNN, RFA, RFI… Như “diều sa” gặp gió, các Blogger càng tích cực viết, xu hướng viết trở nên thậm tệ, từ phê phán lên án nay chuyển sang chửi bới, xuyên tạc, bóp méo sự thật trắng trợn và kết quả tất yếu của hoạt động này là họ càng viết càng sa lầy, tư tưởng, quan điểm mà trường học XHCN đã dạy cho họ cũng biến mất tự bao giờ mà chính họ cũng không biết. Vô tình họ trở thành tội đồ của đất nước, của dân tộc Việt Nam khi hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và nhân dân.

Các blogger luôn nhận được sự tâng bốc của các thế lực bên ngoài

     Bên cạnh đó, nếu chỉ những yếu tố trên thôi chưa đủ, khi viết những bài trên, bản thân họ cũng vì miếng cơm, manh áo, cũng là cách kiếm sinh nhai, sẵn sàng bán rẻ lương tâm, nhân cách một cách “rẻ mạt”. Chung quy lại cũng vì tiền, Dưới nhiều hình thức khác nhau, những người này khi viết bài được nhận một khoản tiền động viên của nhưng tổ chức, cá nhân bên ngoài, dưới hình thức ngụy biện, như: “trao thưởng”, “hỗ trợ”, “quyên góp”, “giúp đỡ”… Và cứ thế họ tiếp tục viết và trở thành tay sai, “chó săn chuyên nghiệp” lúc nào không hay.

Việc xử lý các blogger luôn bị các thế lực bên ngoài can thiệp

     Không những vậy, lợi dụng thiết chế trong pháp luật Việt Nam còn quá nhân đạo, cơ chế quản lý chưa chặt chẽ, một số Blogger đã tăng cường viết bài tuyên truyền, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. 
     Lần lượt các Blogger phải dính vào vòng lao lý, mỗi năm một nhiều hơn đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng, nhất là đạo đức viết Blog trong xã hội ngày nay. Hơn bao giờ hết, những người tham gia mạng xã hội, viết Blog hãy luôn tỉnh táo, giữ cho minh phẩm chất đạo đức trong sáng, rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, nhận rõ trắng đen và biết bảo vệ mình trước cám dỗ xã hội. Đừng để như một số Blogger Nguyễn Văn Hải, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào… vướng vào vòng lao lý, biết hối hận thì đã quá muộn màng./.

                                                                          SEN HỒNG



Share this article :

0 comments:

Post a Comment