Home » » 2255.Được từ chức

2255.Được từ chức

Unknown | 7:02:00 PM | 0 comments
Được từ chức
PNTB:



Tại dự thảo nghị định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý có một nội dung:

Lãnh đạo từ cấp phó trưởng phòng và tương đương trở lên được từ chứcnếu thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; có thể được xin từ chức do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị mình hoặc cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình. (nguồn:ở đây)


Thật là hay!

Cái hay thứ nhất là ĐƯỢC TỪ CHỨC. Tức là xưa nay vì không có  quy định này nên ở ta không ai dám từ chức, dẫu tự biết mình không làm được việc, hoặc xảy ra những sai sót nghiêm trọng trong cơ quan, đơn vị khiến xã hội bức xúc, thậm chí biết mười mươi dân oán ghét. Vâng, những đày tớ của nhân dân ta là rất nghiêm túc, rất tự trọng. Không có văn bản pháp lý cho phép mà anh tự động từ chức là “vô tổ chức, vô kỷ luật”. Không giống như ở các nước tư bản, người ta thấy có khuyết điểm là tự ý từ chức luôn! Những nước tư bản họ “vô tô tổ chức”, “vô kỷ luật” như thế đấy. Dù gì thì cán bộ mình cũng là được “Đảng giao, Dân bầu”... Nhiều ông biết thừa dân đang chửi mình, rất muốn từ chức, nhưng không có “hành lang pháp lý”. Khổ lắm, ngồi mãi ở cái ghế này mà hậu đậu, nghĩ ra cái gì, chỉ đạo cái gì là hỏng cái đấy nhưng từ chức thì đã có văn bản nào quy định đâu? (!) Thế nên đành cứ phải ngồi lỳ ra đấy, muốn ra sao thì ra. Ai chửi thì khắc nghe, tốt nhất là cứ bịt tai lại chờ đến đủ tuổi nghỉ hưu, hạ cánh an toàn là thượng sách.

Cái hay thứ hai là, những người dự thảo nghị định có lẽ cũng đã phát hiện ra hiện tượng có nhiều quan chức của mình mặc dù dốt nát, lười biếng nhưng do nhiều nguyên nhân mà trót leo lên cái ghế cao hơn cái đầu để “cống hiến”, nên không hoàn thành nhiệm vụ. Chẳng hạn do “bị” đàn anh lôi kéo, do “trúng thầu” hoặc thuộc diện “tứ cờ” (Con Cháu Các Cụ)... Sự “cống hiến” của họ mang lại nhiều “thành tích bất hảo” cho đất nước, nhưng không bắt được tay, day được trán, không thể cho thôi việc, cũng không thể kỷ luật hay truy tố... Bởi vì “nếu kỷ luật hết thì lấy ai làm việc?”... Mà cứ để họ ngồi đấy thì như nhà nước đánh giá là “không hoàn thành nhiệm vụ”, còn người dân thì nói là “ăn hại đái nát”, tóm lại họ đã góp phần làm lụn bại đất nước.

Thế cho nên nay cần phải có quy định cụ thể trong nghị định của Chính phủ rằng, những cán bộ từ cấp trưởng, phó phòng trở lên... (không biết lên đến chỗ nào nhỉ?), ai xét thấy không hoàn thành nhiệm vụ thì được từ chức. Đây là sự sáng suốt của những người “làm luật” (dự thảo nghị định), nếu không phát hiện ra ba chữ được từ chức này, thì rất bí cho công tác cán bộ. Đây cũng là một quan điểm rất nhân văn. Bởi vì, khi anh em mắc khuyết điềm chưa đến mức truy tố ra tòa hình sự hoặc chưa đủ căn cứ để tuy tố mà mang ra kỷ luật hành chính thì nhiều khi cũng không đang tâm. Cán bộ mình vốn rất có lòng tự trọng vì đã được học tập rất kỹ tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nên cần quy định được từ chứctrong Nghị định để anh em có căn cứ tự giác thực hiện.

Thế là có sự gặp nhau rất đẹp giữa những người không hoàn thành nhiệm vụ, muốn từ chức với những người làm nghị định về công tác cán bộ nói trên.

Nếu nghị định được ban hành, chắc chắn sẽ có khối người xin từ chức, trước khi nhân dân phải lên tiếng “phê bình”? PNTB







Share this article :

0 comments:

Post a Comment