Dương Chí Dũng 'vẫn nắm vận mệnh'
Quốc Phương
Ảnh bên:Ông Dương Chí Dũng xin bán tài sản để bồi thường và khắc phục hậu quả.
Ông Dương Chí Dũng vẫn còn nắm được chính 'vận mệnh' của ông dù có bị y án tử hình sau phiên phúc thẩm xét xử ông và các bị cáo khác kháng án sơ thẩm trong cùng vụ 'đại án tham nhũng' ở Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines, theo nhận xét của một luật sư từ Việt Nam.
Ông Dũng vẫn còn 'những con bài' trong tay và việc ông có thể 'thoát chết' cuối cùng ra sao hoàn toàn tùy thuộc vào những con bài này, cũng như 'thái độ' của ông trong liên quan tới 'cân nhắc', 'mặc cả' của các phe phái được cho là đang 'giằng co' phía sau các vụ đại án, mà vụ Dương Chí Dũng chỉ là một.
Ông Dũng vẫn còn 'những con bài' trong tay và việc ông có thể 'thoát chết' cuối cùng ra sao hoàn toàn tùy thuộc vào những con bài này, cũng như 'thái độ' của ông trong liên quan tới 'cân nhắc', 'mặc cả' của các phe phái được cho là đang 'giằng co' phía sau các vụ đại án, mà vụ Dương Chí Dũng chỉ là một.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội chiều hôm 24/4/2014, sau khi ông Dũng đã nói lời cuối cùng tại Tòa và có tin tòa sẽ tuyên án vào chiều ngày thứ Sáu, luật sư Trần Vũ Hải nói:
"Số phận của ông Dương Chí Dũng đang nằm ở trong tay của ông, và chính ông là người mở, nếu ông chấp nhận, thì ông có thể chấp nhận án đó,
"Ông Dũng là người đã quyết sống và ông ấy cũng đã quyết kêu oan, thì ông sẽ có cách vì ông cũng là con của một Giám đốc Sở Công an, anh em nhà ông cũng là ngành công an."
Hôm thứ Năm, ông Dũng nói lời cuối cùng trước phiên tòa phúc thẩm:
"Bị cáo không trốn tội. Nếu có lấy đồng nào bị cáo nhất định sẽ trả đủ đồng đó. Bị cáo sẽ vận động vợ con, bán bằng hết, bằng đủ mọi giá để bồi thường, mong được sống," ông Dũng được truyền thông Việt Nam trích thuật lời nói.
Theo Luật sư Hải, ông Dũng vẫn để ngỏ khả năng 'thoát chết', dù không thoát tội, luật sư nói:
"Chúng ta biết rằng ông đã từng có thư gửi trực tiếp cho Ban Nội chính Trung ương, và được Ban Nội chính ít nhất có một giai đoạn tuyên bố sẽ điều tra đơn tố cáo của ông,
"Nhưng nay do ông Ngọ (Thượng tướng Phạm Quý Ngọ), chết rồi, cho nên còn thụ lý tiếp hay không, Ban Nội chính còn gặp ông ấy nữa hay không thì chúng tôi cũng không khẳng định được, nhưng chúng tôi nghĩ ông Dũng cũng sẽ có cách."
"Còn ông có thực thi (bản án) hay không và người ta có đáp ứng hay không, lại là một câu chuyện khác, nhưng ít nhất, ông phải là người quyết về vấn đề ấy."
'Khai một yếu nhân nữa?'
Ảnh bên:Ông Dũng có thể khai ra 'một yếu nhân' khác như đã từng khai về Tướng Ngọ, theo luật sư.
Bình luận về khả năng của những con bài nào đó mà ông Dương Chí Dũng còn nắm trong tay, luật sư Trần Vũ Hải nói:
"Ông đã khai ra ông Phạm Quý Ngọ, thì người ta đặt vấn đề là ông cũng có thể khai ra một yếu nhân nào khác nữa chăng, để ông tìm cách lấy công chuộc tội,
"Hoặc là ông chứng minh rằng ông không phải là người có vai trò quan trọng trong vụ án này, mà ngoài ra còn có rất nhiều vụ án khác như là mua đồ, sắt cũ, hay là giải ngân như thế này mà đặc biệt chiếm đoạt và hưởng thụ không phải ông là chính."
Trong phiên xử phúc thẩm, ông Dương Chí Dũng đã sử dụng biện pháp 'đề nghị bồi thường thiệt hại' bằng tiền bạc để 'khắc phục hậu quả' nhằm mục đích thoát khỏi cái chết, luật sư Hải bình luận tiếp về 'mức độ nặng cân' của 'con bài' mà ông Dũng có thể sắp sử dụng và phân tích động cơ của ông Dũng nếu và khi sử dụng phương án này.
Ông Hải nói: "Ông có thể khai ra một tình tiết nào đó có thể thay đổi đi vụ án này, hoặc dính dáng đến một vị lãnh đạo nào chẳng hạn, giống như trong trường hợp ông đã khai ra ông Phạm Quý Ngọ,
"Để một là ông muốn thoát án tử hình này, hai là ông tìm cách kéo dài vụ án này ra, để ông thoát thi hành án tử hình ngay, bởi vì người ta phải nghiên cứu, phải điều tra những vụ án như vậy."
Theo Luật sư, trong thời gian đề nghị và chờ đợi Chủ tịch nước ân xá, trong trường hợp Tòa phúc thẩm y án án tử hình của cấp sơ thẩm, cũng như kể cả sau khi chờ đợi thi hành án, nếu không được ân xá, ông Dương Chí Dũng vẫn có thể tiếp tục 'tố cáo', 'khiếu nại' và 'kêu oan'.
Ông Hải nói tiếp: "Và theo tôi, nếu ông tiếp tục làm như vậy thì dư luận sẽ rất quan tâm và sẽ có nhiều tiếng nói từ dư luận lên là phải gây áp lực và đề nghị nhà nước cho ông thoát án tử hình..."
"Khi mà ông đã khai ra ông Phạm Quý Ngọ, thì dư luận cũng đã nói rất là nhiều rằng tìm mọi cách và ủng hộ rằng ông sẽ được ân giảm án tử hình..."
"Tuy nhiên vụ án liên quan tới Phạm Quý Ngọ chắc đã đình chỉ vì ông Ngọ đã mất, cho nên tình tiết đó không được áp dụng với ông nữa, bởi vì không xác định được, nhưng mà một vụ án nào nữa, chúng ta hay đợi xem, mà ông khai ra...
"Hiện nay ông đã có quyền trình bày vấn đề này với Ban Nội chính Trung ương, trình bày với các vị lãnh đạo rồi, thì tôi nghĩ ông sẽ có cách,
"Nếu chúng ta nhìn trên nét mặt cũng tươi và bình tĩnh của ông, thì ông có cách, tất nhiên là ngoài cách mà hiện nay, ông đang kêu gọi gia đình nhà ông kêu oan."
Luật sư Hải cũng cho rằng vụ án ở Vinalines có nhiều điểm rất 'rắc rối' và nếu Tòa án định 'đi đến cùng' thì sẽ rất phức tạp.
Ông nói: "Nếu đi đến cùng tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều vấn đề được đặt ra, bởi vì ông Dũng không chỉ là phi vụ này mà còn rất nhiều phi vụ khác, mua tàu cũ v.v... mà không chỉ công ty ông Dũng, mà cũng nhiều công ty khác cũng mua tàu cũ như thế này."
"Ông đã khai ra ông Phạm Quý Ngọ, thì người ta đặt vấn đề là ông cũng có thể khai ra một yếu nhân nào khác nữa chăng, để ông tìm cách lấy công chuộc tội,
"Hoặc là ông chứng minh rằng ông không phải là người có vai trò quan trọng trong vụ án này, mà ngoài ra còn có rất nhiều vụ án khác như là mua đồ, sắt cũ, hay là giải ngân như thế này mà đặc biệt chiếm đoạt và hưởng thụ không phải ông là chính."
Trong phiên xử phúc thẩm, ông Dương Chí Dũng đã sử dụng biện pháp 'đề nghị bồi thường thiệt hại' bằng tiền bạc để 'khắc phục hậu quả' nhằm mục đích thoát khỏi cái chết, luật sư Hải bình luận tiếp về 'mức độ nặng cân' của 'con bài' mà ông Dũng có thể sắp sử dụng và phân tích động cơ của ông Dũng nếu và khi sử dụng phương án này.
Ông Hải nói: "Ông có thể khai ra một tình tiết nào đó có thể thay đổi đi vụ án này, hoặc dính dáng đến một vị lãnh đạo nào chẳng hạn, giống như trong trường hợp ông đã khai ra ông Phạm Quý Ngọ,
"Để một là ông muốn thoát án tử hình này, hai là ông tìm cách kéo dài vụ án này ra, để ông thoát thi hành án tử hình ngay, bởi vì người ta phải nghiên cứu, phải điều tra những vụ án như vậy."
Theo Luật sư, trong thời gian đề nghị và chờ đợi Chủ tịch nước ân xá, trong trường hợp Tòa phúc thẩm y án án tử hình của cấp sơ thẩm, cũng như kể cả sau khi chờ đợi thi hành án, nếu không được ân xá, ông Dương Chí Dũng vẫn có thể tiếp tục 'tố cáo', 'khiếu nại' và 'kêu oan'.
Ông Hải nói tiếp: "Và theo tôi, nếu ông tiếp tục làm như vậy thì dư luận sẽ rất quan tâm và sẽ có nhiều tiếng nói từ dư luận lên là phải gây áp lực và đề nghị nhà nước cho ông thoát án tử hình..."
"Khi mà ông đã khai ra ông Phạm Quý Ngọ, thì dư luận cũng đã nói rất là nhiều rằng tìm mọi cách và ủng hộ rằng ông sẽ được ân giảm án tử hình..."
"Tuy nhiên vụ án liên quan tới Phạm Quý Ngọ chắc đã đình chỉ vì ông Ngọ đã mất, cho nên tình tiết đó không được áp dụng với ông nữa, bởi vì không xác định được, nhưng mà một vụ án nào nữa, chúng ta hay đợi xem, mà ông khai ra...
"Hiện nay ông đã có quyền trình bày vấn đề này với Ban Nội chính Trung ương, trình bày với các vị lãnh đạo rồi, thì tôi nghĩ ông sẽ có cách,
"Nếu chúng ta nhìn trên nét mặt cũng tươi và bình tĩnh của ông, thì ông có cách, tất nhiên là ngoài cách mà hiện nay, ông đang kêu gọi gia đình nhà ông kêu oan."
Luật sư Hải cũng cho rằng vụ án ở Vinalines có nhiều điểm rất 'rắc rối' và nếu Tòa án định 'đi đến cùng' thì sẽ rất phức tạp.
Ông nói: "Nếu đi đến cùng tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều vấn đề được đặt ra, bởi vì ông Dũng không chỉ là phi vụ này mà còn rất nhiều phi vụ khác, mua tàu cũ v.v... mà không chỉ công ty ông Dũng, mà cũng nhiều công ty khác cũng mua tàu cũ như thế này."
'Khó thoát án tử hình?'
Ảnh bên:Tòa phúc thẩm dự kiến sẽ tuyên án vào chiều ngày 25/4/2014
Hôm thứ Năm, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách độc lập IDS (đã tự giải thể) nói với BBC ông tin rằng ông Dương Chí Dũng khó thoát khỏi hình phạt cao nhất, mà theo dự kiến sẽ được Tòa Phúc thẩm tuyên vào chiều 25/4.
Ông Quang A nói: "Tôi nghĩ rằng ông Dương Chí Dũng khó thoát khỏi án tử hình, còn việc có bị thi hành án đó hay không thì còn tùy thuộc vào nhiều thứ,
"Cái thứ nhất là thái độ của ông ấy, cái thứ hai là sự biến chuyển của tình hình mà cụ thể là thế lực nào sẽ thắng thế trong thời gian tới trên chính trường Việt Nam."
Tuy nhiên, vẫn theo ông Quang A, án tử hình và việc thi hành án cuối cùng, nếu có, của ông Dũng cũng còn tùy thuộc vào một thế quyết định phức tạp hơn giữa những ai muốn ông Dũng được xử như thế nào để có lợi nhất cho mình.
Gọi các bên liên quan này là 'phe cùng với ông Dũng' và 'phe muốn lợi dụng vụ án', ông Quang A nói:
"Những người thuộc cánh của ông Dương Chí Dũng có thể không muốn loại ông ấy ra, và phe phái muốn lợi dụng ông Dũng để có thể moi ra thêm những thông tin gì đấy có lợi cho mình mà bất lợi cho phía bên kia, thì họ sẽ dọa thi hành án rất mạnh mẽ,
"Nhưng tôi nghĩ rằng cũng không có lợi ích gì để thi hành bản án cả, tất nhiên, phe cùng với ông Dương Chí Dũng, có thể trong những trường hợp bị dồn vào thế rất khó khăn, thì họ có thể thúc đẩy việc thi hành án."
Cũng hôm 24/4, luật sư Hà Huy Sơn từ văn phòng Luật sư Hà Sơn ở Hà Nội nói với BBC không ngoại trừ việc nếu có án tử hình, thì việc thi hành bản án hay không cũng có thể được giữ trong vòng 'bí mật'.
Ông Sơn nói: "Chuyện ông Dương Chí Dũng ví dụ mà bị kết án tử hình, thì việc thi hành bản án tử hình ấy hay không, dư luận không có cơ sở để giám sát, tại vì hiện nay Việt Nam nói rằng thi hành các bản án tử hình thuộc về danh mục bí mật quốc gia,
"Nên chuyện công chúng có biết được hay không là tùy thuộc vào phía nhà nước."
Ông Quang A nói: "Tôi nghĩ rằng ông Dương Chí Dũng khó thoát khỏi án tử hình, còn việc có bị thi hành án đó hay không thì còn tùy thuộc vào nhiều thứ,
"Cái thứ nhất là thái độ của ông ấy, cái thứ hai là sự biến chuyển của tình hình mà cụ thể là thế lực nào sẽ thắng thế trong thời gian tới trên chính trường Việt Nam."
Tuy nhiên, vẫn theo ông Quang A, án tử hình và việc thi hành án cuối cùng, nếu có, của ông Dũng cũng còn tùy thuộc vào một thế quyết định phức tạp hơn giữa những ai muốn ông Dũng được xử như thế nào để có lợi nhất cho mình.
Gọi các bên liên quan này là 'phe cùng với ông Dũng' và 'phe muốn lợi dụng vụ án', ông Quang A nói:
"Những người thuộc cánh của ông Dương Chí Dũng có thể không muốn loại ông ấy ra, và phe phái muốn lợi dụng ông Dũng để có thể moi ra thêm những thông tin gì đấy có lợi cho mình mà bất lợi cho phía bên kia, thì họ sẽ dọa thi hành án rất mạnh mẽ,
"Nhưng tôi nghĩ rằng cũng không có lợi ích gì để thi hành bản án cả, tất nhiên, phe cùng với ông Dương Chí Dũng, có thể trong những trường hợp bị dồn vào thế rất khó khăn, thì họ có thể thúc đẩy việc thi hành án."
Cũng hôm 24/4, luật sư Hà Huy Sơn từ văn phòng Luật sư Hà Sơn ở Hà Nội nói với BBC không ngoại trừ việc nếu có án tử hình, thì việc thi hành bản án hay không cũng có thể được giữ trong vòng 'bí mật'.
Ông Sơn nói: "Chuyện ông Dương Chí Dũng ví dụ mà bị kết án tử hình, thì việc thi hành bản án tử hình ấy hay không, dư luận không có cơ sở để giám sát, tại vì hiện nay Việt Nam nói rằng thi hành các bản án tử hình thuộc về danh mục bí mật quốc gia,
"Nên chuyện công chúng có biết được hay không là tùy thuộc vào phía nhà nước."
Hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị Viện Kiểm sát đề nghị y án tử hình. |
Ông Sơn cũng cho rằng phiên phúc thẩm của Tòa án Hà Nội có thể đã chịu tác động của 'yếu tố bên ngoài'.
Ông nói: "Có một yếu tố bên ngoài, tức là vai trò của Hội đồng Xét xử bị tác động của yếu tố ngoài phiên tòa, nên cơ sở pháp lý để phân tích kết quả chưa chắc đã phản ánh đúng kết quả cuối cùng của bản án."
Và ông giải thích thêm: "Thể chế chính trị của Việt Nam theo luật pháp quy định là sự thống nhất, tức là do sự lãnh đạo của Đảng, nên sự chi phối của các cơ quan tố tụng hay cụ thể ở đây là tòa, thì cái đấy cũng là tất yếu thôi."
Hôm thứ Năm, luật sư Trần Vũ Hải nói với BBC, trong một số năm gần đây, khoảng từ 10-20% các vụ đề nghị 'án tử hình', cuối cùng, đã không tuyên hoặc chưa thi hành án vì nhiều lý do khác nhau.
Được biết, trong phiên phúc thẩm vụ án 'tham nhũng' và 'làm trái gây hậu quả nghiêm trọng' ở Vinalines, ngoài một số điều chỉnh về mức án đề nghị với các bị cáo khác đã kháng án khác trong cùng vụ án, Viện Kiểm sát vẫn giữ nguyên đề nghị án tử hình với các ông Dương Chí Dũng và ông Mai Văn Phúc, hai cựu lãnh đạo cao nhất, nhì tại Tổng Công ty Hàng hải của Việt Nam.
Ông nói: "Có một yếu tố bên ngoài, tức là vai trò của Hội đồng Xét xử bị tác động của yếu tố ngoài phiên tòa, nên cơ sở pháp lý để phân tích kết quả chưa chắc đã phản ánh đúng kết quả cuối cùng của bản án."
Và ông giải thích thêm: "Thể chế chính trị của Việt Nam theo luật pháp quy định là sự thống nhất, tức là do sự lãnh đạo của Đảng, nên sự chi phối của các cơ quan tố tụng hay cụ thể ở đây là tòa, thì cái đấy cũng là tất yếu thôi."
Hôm thứ Năm, luật sư Trần Vũ Hải nói với BBC, trong một số năm gần đây, khoảng từ 10-20% các vụ đề nghị 'án tử hình', cuối cùng, đã không tuyên hoặc chưa thi hành án vì nhiều lý do khác nhau.
Được biết, trong phiên phúc thẩm vụ án 'tham nhũng' và 'làm trái gây hậu quả nghiêm trọng' ở Vinalines, ngoài một số điều chỉnh về mức án đề nghị với các bị cáo khác đã kháng án khác trong cùng vụ án, Viện Kiểm sát vẫn giữ nguyên đề nghị án tử hình với các ông Dương Chí Dũng và ông Mai Văn Phúc, hai cựu lãnh đạo cao nhất, nhì tại Tổng Công ty Hàng hải của Việt Nam.
0 comments:
Post a Comment