Home »
» 50.000 tỷ liệu có “góp vui” cho thị trường BĐS trong tháng tư?
50.000 tỷ liệu có “góp vui” cho thị trường BĐS trong tháng tư?
Unknown | 9:12:00 AM | 0
comments
Dù thông tin về gói tín dụng 50.000 tỷ đồng đã hiện diện được một tuần mà đến nay, thị trường vẫn cứ ngỡ như một trò đùa cá tháng tư, khi thời gian triển khai, cũng như mức độ “hiện thực hóa” của dòng vốn này đến nay vẫn còn là một dấu hỏi.
>> Gói 50 nghìn tỷ sẽ tạo xúc tác cho thị trường bất động sản
>> Sẽ có nhiều gói tín dụng hỗ trợ bất động sản
-------------------------------
50000 ty lieu co gop vui cho thi truong BDS trong thang tu
Ảnh minh họa: Dự án Kim Chung - Di Trạch (huyện Hoài Đức) đã ngừng thi công từ tháng 7/2013. Ảnh: Dân Trí
Dùng cách gọi “gói tín dụng” có thể gây hiểu nhầm cho nhiều người, bởi dù còn nhiều điều ẩn khuất, song người ta vẫn hình dung nó như một “món quà” với điều kiện ưu đãi cho một nhóm đối tượng cụ thể nào đó, thường là bên yếu thế. Chẳng hạn gói tín dụng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, gói tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất thấp, hay nổi bật hơn cả là gói 30.000 tỷ đồng hướng đến đối tượng thu nhập thấp và các doanh nghiệp xây nhà giá rẻ. Thế nhưng, ngoài việc hướng tới một nhóm cụ thể, ở đây là các doanh nghiệp vật liệu xây dựng, 50.000 tỷ xét về mặt nội dung thì không có ưu đãi. Lãi suất vẫn theo thị trường bình thường. Theo ông Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính ngân hàng Đại học Mở TP.HCM, “50.000 tỷ đồng chỉ bơm vốn mà không ưu đãi, chỉ kinh doanh kiếm lời mà không cứu trợ”. Hay nói cách khác, nó vẫn chỉ là một hoạt động cho vay thông thường của ngân hàng.
Tuy nhiên, điều này có thể khiến nhiều người hoài nghi về sự công bằng của ngân hàng. Nhớ lại trong nhiều năm qua, thời gian gần đây càng đặc biệt nhiều, các doanh nghiệp phàn nàn khó lòng tiếp cận dòng vốn, đặc biệt các gói lãi suất thấp, của ngân hàng khi thủ tục, điều kiện cho vay quá khắt khe, phức tạp và chưa thực sự minh bạch. Nhưng các ngân hàng lại đổ lỗi cho doanh nghiệp với lý do độ rủi ro cao do không đáp ứng được các yêu cầu. Ngay cả với gói 30.000 tỷ cũng hoàn toàn xa rời người có thu nhập thấp bởi người vay được vốn thường có thu nhập 15-20 triệu đồng/2 vợ chồng, với lý do an toàn.
Thế nhưng, sự an toàn đó lại vô cùng mờ nhạt trong gói 50.000 tỷ đồng này, khi “sức khỏe” của người đi vay không rõ đến đâu. Các đối tượng được vay lần này thuộc nhóm “cần khoanh nợ cũ” để được vay mới. Hay nói cách khác, họ là những người đang ôm các dự án ách tắc, trống rỗng, đầu ra mịt mù, có thể kèm theo các vụ kiện cáo trễ hợp đồng, chậm bàn giao nhà.
Có một số ý kiến tỏ ra hoan nghênh động thái này có nhóm “bộ ngũ” (VNCB, BIDV, Agribank, VCB, Vietinbank ) khi khoanh nợ cũ, cho vay mới, giải phóng các dự án “tậm tịt”, gia tăng nguồn cung cho thị trường. Nhưng theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, vấn đề lớn của thị trường BĐS không phải làm sao tạo ra sản phẩm, mà là sản xuất ra phải có người mua để ở. Nếu không ai mua, không thu hồi được vốn, khoản vay sẽ biến thành nợ xấu.
Về mặt lý thuyết, tăng cung thì giá phải giảm. Song thị trường hiện đang “tồn” 92.000 tỷ đồng mà giá BĐS vẫn không hề nhúc nhích, hoặc độ biến động không đủ để lôi kéo khách hàng, hoàn toàn trái ngược với hàng loạt băng rôn đề rõ xả hàng, giảm giá 40-60% của thị trường bán lẻ hay các đợt khuyến mãi rầm rộ của các siêu thị điện máy. Nếu giá nhà thực sự có giảm, Bộ Xây dựng và NHNN đã không phải rót ra 30.000 tỷ để “đẻ” ra những căn hộ người dân có thể với tới. Giá nhà không giảm, thậm chí có thể gia tăng cùng các khoản vay mới với hiện tượng liên kết nhóm “phi thị trường, cạnh tranh không lành mạnh, hình thành nhóm lợi ích”, đầu ra của những dự án được “hà hơi” này càng trở nên mịt mù. TS Nguyễn Minh Phong cũng phải thừa nhận: “Việc các ngân hàng tham gia gói này, về lý thuyết tất nhiên là sẽ có rủi ro làm tăng nợ xấu cho các ngân hàng” (theo Dân Trí).
30.000 tỷ đồng với bao ưu đãi mà sau 9 tháng triển khai, mới giải ngân được 4% thì việc một dòng vốn cho vay thông thường, song lại buộc người đi vay phải hợp đồng với những doanh nghiệp cụ thể, càng khó có thể bàn đến câu chuyện hiệu quả. Ngay cả VNCB, sau vài ngày bị các chuyên gia, nhà đầu tư tỏ ra hoài nghi, cũng đã phải chuyển gói 50.000 tỷ từ dạng “khơi thông ách tắc về vốn” sang “có ý nghĩa về mặt tinh thần nhiều hơn là giá trị thực tế”. Có lẽ vì vậy mà đến giờ này, chưa ai thấy cái thời hạn triển khai xuất hiện ở đâu cả.
Theo báo Lao Động trích lời ông Bùi Kiến Thành, “có lẽ đây là một chiêu PR của ngân hàng, và thổi phồng anh Thiên Thanh nào đấy.” PR là một hoạt động chung quy nhằm đánh bóng tên tuổi, đôi khi có thể hơi khuếch trương, song nếu chỉ đến vậy thì những trò “có mà không” này sẽ ngày càng nhàm. Và có lẽ trong tháng tư này sẽ có thêm vài chiêu trò lao xao rồi tắt hẳn, nhường chỗ cho những ... “nghiệp vụ cá tháng tư” khác.
TS ngày 25/3 có nêu rõ “Tham gia vào gói tín dụng này, ngoài VNCB sẽ có nhiều ngân hàng khác như ACB, Ngân hàng Quân đội, Sacombank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Argribank, Oceanbank, Lienvietpostbank...” Tuy nhiên, ngày 29/3, báo Dân Trí trích lời ông Đỗ Minh Toàn - Tổng Giám đốc ACB - kiên quyết khẳng định: “Chúng tôi không có liên kết gì cả!” Còn ông Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank - trao đổi với PV Tiền Phong chiều 26/3 cho biết: “Tôi cũng mới đọc thông tin gói 50.000 tỷ đồng trên báo, chưa có kế hoạch gì về gói tín dụng này. Hiện đơn vị tổ chức (VNCB - PV) đang đàm phán và chưa ký kết gì với chúng tôi”.
Related posts:
If you enjoyed this article just click here, or subscribe to receive more great content just like it.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment