Theo Kiến thức.net.vn
Thiếu tướng Lê Văn Cương |
Những ngày qua, việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan HD981 và hàng chục tàu hộ tống (tàu hải quân, tàu hải cảnh, tàu hải giám, tàu cá vũ trang) vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), thềm lục địa của Việt Nam thực hiện việc thăm dò dầu khí, hung hăng đâm, húc các tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã trở thành tâm điểm chú ý trong nước và quốc tế.
Nhiều nước trên thế giới, hàng loạt học giả những ngày qua đều đồng loạt lên tiếng phản đối hành vi ngang ngược, hung hăng của Trung Quốc.
Kiến Thức đăng nguyên văn bài phân tích của Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an tại chương trình Sự kiện & Bình luận sáng nay (10/5) của VTV về hành động ngang ngược của Trung Quốc:
Nói về phản ứng của cộng đồng quốc tế trong những ngày qua về hành động ngang ngược của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng biển của Việt Nam, PGS-Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết: "Sự phản đối của cộng đồng quốc tế trước hành động của Trung Quốc xuất phát từ hai lẽ: là hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, trái với đạo lý, trái với luật pháp quốc tế".
"Thế giới không đồng tình vì những người lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên nói rằng Trung Quốc cam kết thực hiện tốt, đầy đủ nhất luật pháp quốc tế, rằng Trung Quốc không can thiệp vào nội bộ của ai cả, Trung Quốc không xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ai cả. Điều này đã được chính Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố chung với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2011... Về mặt đạo lý, họ đã làm ngược lại với những gì họ đã cam kết, đã tuyên bố và chính vì thế gây xúc động với cộng đồng quốc tế".
Hành động của Trung Quốc được toán tính từ lâu
Trước câu hỏi về việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam là hành động đơn lẻ, bộc phát, chỉ đơn thuần mang tính chất kinh tế hay nằm trong chủ chương đã được toan tính từ lâu, ông Lê Văn Cương cho biết: "Tổng công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc là một đơn vị kinh tế nhà nước, 100% vốn nhà nước nên mọi hành động của đơn vị này đều phải xuất phát từ các cấp lãnh đạo của nhà nước".
Cách đây 10 năm, Trung Quốc đã có chiến lược biển, trong đó có phần không phổ biến ra thế giới - là từng bước một hiện thực hóa cái gọi là "chủ quyền đường lưỡi bò" (chiếm 80% diện tích Biển Đông). Đây là điều phi lý nhất, có thể là nói là trong 50-60 năm nay, cả thế giới hỏi lãnh đạo hay nhà khoa học Trung Quốc căn cứ vào đâu họ đưa ra yêu sách chủ quyền đối với điều này.
Vì vậy, "đây là một hành động được tính toán từ trước nằm trong một chiến lược dài hạn để từng bước hiện thực hoá chủ quyền phi lý của Trung Quốc với các vùng biển tại Biển Đông".
Tàu Trung Quốc hung hăng bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam. |
Trung quốc không có cơ sở pháp lý chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa
Thiếu tướng Lê Văn Cương cũng cho biết thêm về vấn đề xung quanh việc Trung Quốc tuyên bố là có “cơ sở pháp lý về chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa”.
Theo Thiếu tướng Cương, “về mặt lịch sử văn hóa, chúng ta (Việt Nam) có đầy đủ cơ sở, trong khi đó, 24 bộ sử (suốt 5.000 năm lịch sử) của Trung Quốc, không có bộ sử nào nói quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa thuộc triều đại phong kiến Trung Quốc từ thời Hán tới Tống, Minh Thanh, cũng không có bản đồ nào triều đại phong kiến nào vẽ khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Trung Quốc”.
“Về mặt pháp lý, Trung Quốc nói rằng họ có sơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, nhưng điều này là hoàn toàn phi lý. Trong thế kỷ 20, chỉ có 2 sự kiện pháp lý có liên quan tới chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa. Đầu tiên, Hội nghị ở San Francisco năm 1951 với sự tham gia của 51 quốc gia tại Mỹ, tại đây, thế giới đã bác bỏ chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng sa – Trường Sa.
Việt Nam có đầy đủ chứng cứ, cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. |
Thứ 2, năm 1954, khi Hiệp định Geneva được ký kết, điều 4 của hiệp định xác định rõ: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý vùng biển đảo phía Bắc vĩ tuyến 17, Việt Nam Cộng hòa quản lý phía Nam vĩ tuyến 17 bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Lưu ý rằng, Hiệp định Geneva 1954, chính phủ Việt Nam nhờ Trung Quốc khởi thảo, đàm phán với Pháp – Mỹ trong giai đoạn từ 8/5-22/6/1954. Trong tối 21/7 cùng năm, tại cuộc họp có sự tham gia của hầu hết các cường quốc (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) và nhiều nước khác đã cùng xác nhận sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam được quốc tế bảo hộ thông qua hiệp định đình chiến 20/7 giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Pháp”, ông cho biết.
Trung Quốc tham gia ký kết vào văn kiện trên (đồng nghĩa việc họ thừa nhận quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam), vì vậy, hành động ngang ngược của Trung Quốc đã tạo ra phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế.
Hành động của TQ bấp chấp luật pháp và đạo lý
Trả lời câu hỏi “Ông lý giải thế nào về cách hành xử bất chấp các nguyên tắc luật pháp quốc tế, mà Trung Quốc áp dụng ở Biển Đông?”, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết: “Có thể nói hành động của Trung Quốc là bất chấp pháp luật và đạo lý, vi phạm cả luật pháp và đạo lý”.
“Về luật pháp, Trung Quốc bấp chấp hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Luật biển 1982. Về đạo lý, họ làm ngược lại các điều họ đã cam kết, đến mức độ là Chủ tịch nước và Thủ tướng Trung Quốc đã cam kết với Việt Nam và ASEAN, nhưng vẫn tiếp tục gây hấn. Chính vì thế, việc này đã gây xúc động mạnh trên cộng đồng quốc tế”, ông Cương cho biết.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc bắn vòi ròng vào tàu Kiểm ngư Việt Nam. |
Thiếu tướng Cương bình luận thêm: “Trung Quốc còn dùng tàu hải cảnh, hải giám đâm tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam - đó là hành động bạo lực không thể chấp nhận được trong thế giới hiện đại. Điều này xuất phát từ động cơ, quan điểm của nước lớn mà coi thường luật pháp quốc tế, thường xuyên có hành động áp chế nước nhỏ. Hành động này bao giờ cũng kèm theo rất sợ nước lớn. Có thể nói, đối với Mỹ, Trung Quốc chưa dám làm điều gì cả, trong khi đấy họ tập trung vào những việc này. Nó nằm trong chiến lược triển khai xuống Biển Đông và thông qua đó tiến ra Thái Bình Dương – trận chiến cuối cùng của họ nằm ở CA-TBD, muốn hay không muốn cũng phải đi qua Biển Đông. Mà Việt Nam là mục tiêu đầu tiên họ phải tập trung khống chế, làm nhân dân Việt Nam lo sợ, thế giới lo sợ theo phương thức “Giết gà dọa khỉ” đã có cách đây 2.600 năm – các triều đại Trung Quốc từ xa xưa và chính quyền hiện nay vẫn dùng phương thức này với láng giềng”.
Giải pháp buộc Trung Quốc rút giàn khoan
Nói về những phương thức buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ), Thiếu Tướng Lê Văn Cương cho biết: “về mặt tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trong phạm vi quốc tế, thông thường có 4 phương thức gồm: trao đổi song phương, đàm phán với nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế; dùng nước thứ 3 làm trung gian hòa giải; đưa ra tòa án quốc tế phân xử và cuối cùng là giải pháp quân sự. Tuy nhiên, bất kỳ quốc gia nào, không chỉ là nước nhỏ mà cả nước lớn đều luôn cố gắng tránh giải pháp cuối cùng, đó luôn là hạ sách.
“Về vấn đề Việt Nam – Trung Quốc hiện nay, trong nhiều năm, Việt Nam luôn kiên trì con đường đàm phán song phương với Trung Quốc, từng bước một giải quyết bất đồng và tranh chấp trên biển, đảm bảo lợi ích của 2 dân tộc, 2 quốc gia và 2 nước. Vì thế, hiện Việt Nam đã và đang thực hiện phương thức giải quyết số 1 và điều này không phải là không có hiệu quả. Ta có thể thấy rằng, mỗi hành động của Trung Quốc ở Biển Đông hay Hoa Đông sau khi hành xử xong đều phải lắng nghe phản ứng của cộng đồng quốc tế thế nào, rồi sau đó mới có hành động tiếp theo. Do vậy, phản ứng Việt Nam và thế giới sau sự kiện này, tôi tin rằng muốn hay không muốn lãnh đạo Trung Quốc phải suy xét hành động tiếp theo của họ”, ông Lê Văn Cương phân tích.
“Giữa Việt Nam – Trung Quốc, tôi cho rằng, Trung Quốc có thể có nhiều vũ khí, lắm tiền của hơn Việt Nam, nhưng chúng ta có 2 sức mạnh mà Trung Quốc không bao giờ có cả. Đó là là đạo lý, pháp lý xung quanh các vấn đề tranh chấp. Theo tôi, cộng đồng quốc tế bao giờ cũng đứng về Việt Nam, do những hạn chế, nguyên nhân khách – chủ quan mà họ không lên tiếng hoặc lên tiếng mức độ, nhưng tôi tin cộng đồng quốc tế luôn ủng hộ chúng ta”, ông Lê Văn Cương nói.
Thiếu tướng Lê Văn Cương kết luận, “vì vậy, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ đạt được mục tiêu – buộc Trung Quốc rút giàn khoan HD981, rút tất cả các tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam”.
Thiếu tướng Cương tin tưởng Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu buộc Trung Quốc rút giàn khoan khỏi EEZ Việt Nam. |
Vụ giàn khoan trái phép HD981 là phép thử với ASEAN
Trả lời câu hỏi về vấn đề Biển Đông sẽ có vị trí thế nào trong chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức tại Myanmar, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết: “Theo tôi, nội dung chính của diễn đàn ASEAN lần này là chuẩn bị bước tiếp cận để sang năm hình thành một cộng đồng đồng ASEAN đầy đủ gồm: kinh tế, an ninh, văn hóa. Nhưng vấn đề HD981 chắc chắn được đưa ra bàn thảo, đây có thể coi là phép thử đối với ASEAN trong vấn đề hình thành cộng đồng kinh tế, an ninh, văn hóa”.
“Chúng ta không thể đòi hỏi 10 nước có tiếng nói như nhau (trong 10 nước ASEAN thì quan niệm tranh chấp Biển Đông giữa các nước là khác nhau, quan niệm về lợi ích khác nhau), nhưng trước hành động vi phạm pháp lý – đạo lý của Trung Quốc, tôi tin tưởng rằng 10 nước ASEAN sẽ có sự đồng thuận cao để đưa ra một kết luận hoặc tuyên bố”, Thiếu tướng Lê Văn Cương tin tưởng nói.
0 comments:
Post a Comment