Hình ảnh tấm bia đá ở Đình Bình Đà. chụp sáng 5.4.2014 (tức 6.3 âm lịch năm Giáp Ngọ). Trên bia khắc bài văn "Giáng Bút" của Giáo sư - Anh hùng Lao động VŨ KHIÊU:
"Giáo sư, anh hùng lao động Vũ Khiêu đã giáng bút áng văn tuyệt tác
ca ngợi công đức của Quốc tổ Lạc Long Quân
.
Vinh quang thay!
Trên đất Bình Đà
Dưới trời Hà Nội.
Lục long triều hội.
Lưỡng phượng giao phi.
Mảnh đất thần kỳ.
Mạch nguồn thiên phú.
"Vi Bách Việt Tổ” - trước cửa đền bức đại tự còn lưu
Một tấm phù điêu - Hình Long Quân ngàn năm vẫn tỏ.
Cho hay quốc tổ: tự buổi xưa lập ấp dựng làng
Đại Việt khởi nguyên: tại Bình Đà địa linh nhân kiệt
Dưới trời Hà Nội.
Lục long triều hội.
Lưỡng phượng giao phi.
Mảnh đất thần kỳ.
Mạch nguồn thiên phú.
"Vi Bách Việt Tổ” - trước cửa đền bức đại tự còn lưu
Một tấm phù điêu - Hình Long Quân ngàn năm vẫn tỏ.
Cho hay quốc tổ: tự buổi xưa lập ấp dựng làng
Đại Việt khởi nguyên: tại Bình Đà địa linh nhân kiệt
Vĩ đại thay!
Đất thiêng Hồng lạc, một đấng anh hùng.
Trời biển vẫy vùng kinh bang tế thế
Sớm khuya sá kể trợ giúp nhân dân.
Diệt quái trừ tinh, xứng danh hào kiệt.
Ngàn năm đại việt, vang vọng thâm ân.
Đức Lạc Long Quân phương danh bất diệt!
Còn nhớthủa: (thưở)
Tiên rồng kỳ ngộ tài sắc tương phùng.
Đôi lứa anh hùng nên duyên chồng vợ.
Đất rồng chầu phượng múa - Phật chở che: Trăm trứng – Trăm con
Nơi hổ phục long bàn – Trời phù trợ Trăm miền – Trăm họ
Đây núi cao vượt mọi nguy nan
Kia biển rộng trải muôn gian khó
Hai miền xuôi ngược kết đoàn.
Bốn mặt giang san rộng mở
Gò Tam Thai mộ thiêng Quốc Tổ
Đất Hiền Lương quốc mẫu về trời
Trời biển vẫy vùng kinh bang tế thế
Sớm khuya sá kể trợ giúp nhân dân.
Diệt quái trừ tinh, xứng danh hào kiệt.
Ngàn năm đại việt, vang vọng thâm ân.
Đức Lạc Long Quân phương danh bất diệt!
Còn nhớ
Tiên rồng kỳ ngộ tài sắc tương phùng.
Đôi lứa anh hùng nên duyên chồng vợ.
Đất rồng chầu phượng múa - Phật chở che: Trăm trứng – Trăm con
Nơi hổ phục long bàn – Trời phù trợ Trăm miền – Trăm họ
Đây núi cao vượt mọi nguy nan
Kia biển rộng trải muôn gian khó
Hai miền xuôi ngược kết đoàn.
Bốn mặt giang san rộng mở
Gò Tam Thai mộ thiêng Quốc Tổ
Đất Hiền Lương quốc mẫu về trời
Chúng con nay:
Chút hương hoa: tấc dạ chân thành
Tưởng công đức: kính dâng một lễ.
Hơn bốn ngàn năm, con Lạc, cháu Hồng.
Nguyện nối tổ tông nêu cao đạo lý.
Sơn hà thịnh trị, nhân nghĩa sáng ngời đã trải bao đời, anh tài dũng kiệt.
Toàn dân đoàn kết, mở rộng yêu thương.
Bè bạn muôn phương, giao lưu thi thố.
Tương lai rực rỡ, truyền thống vẻ vang
Lớp lớp cháu con, tu nhân dưỡng trí.
Đất Bình Đà ngút ngàn linh khí
Đền Nội thiêng bát ngát hoa hương
Đồng bào khắp chốn mười phương.
Cùng cúi lậy dâng hương Quốc tổ"
____________________
Chút hương hoa: tấc dạ chân thành
Tưởng công đức: kính dâng một lễ.
Hơn bốn ngàn năm, con Lạc, cháu Hồng.
Nguyện nối tổ tông nêu cao đạo lý.
Sơn hà thịnh trị, nhân nghĩa sáng ngời đã trải bao đời, anh tài dũng kiệt.
Toàn dân đoàn kết, mở rộng yêu thương.
Bè bạn muôn phương, giao lưu thi thố.
Tương lai rực rỡ, truyền thống vẻ vang
Lớp lớp cháu con, tu nhân dưỡng trí.
Đất Bình Đà ngút ngàn linh khí
Đền Nội thiêng bát ngát hoa hương
Đồng bào khắp chốn mười phương.
Cùng cúi lậy dâng hương Quốc tổ"
____________________
TS. Sử học Nguyễn Hồng Kiên bình:
Mớ lạy ông Khiêu họ vũ !
Giờ nhà cháu mới biết xứ Đoài là VÙNG BIỂN.
Lại được MỞ MẮT rằng: Hùng Hiền vương ẻ ra Hùng Quốc vương...Mà NHÀ NƯỚC VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI đã xếp hạng bức phù điêu "(đã nghìn năm tuổi)tạc hình Quốc tổ mặc áo hoàng bào cùng các Quan Lạc hầu, Lạc tướng dự hội dua thuyền..." LÀ BẢO VẬT QUỐC GIA CHƯA NHẺ ?
Giờ nhà cháu mới biết xứ Đoài là VÙNG BIỂN.
Lại được MỞ MẮT rằng: Hùng Hiền vương ẻ ra Hùng Quốc vương...Mà NHÀ NƯỚC VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI đã xếp hạng bức phù điêu "(đã nghìn năm tuổi)tạc hình Quốc tổ mặc áo hoàng bào cùng các Quan Lạc hầu, Lạc tướng dự hội dua thuyền..." LÀ BẢO VẬT QUỐC GIA CHƯA NHẺ ?
Nhà sử học Đặng Hùng (Thái Bình): Không còn gì để nói:bởi lời giới thiệu đã quá bịa đặt thêm thắt quá nhiều ....đúng là người ngày nay đang viết hộ sử cho người ngày xưa...
TS. Nguyễn Xuân Diện:
Cụ PR cho Bình Đà kinh quá: "Đại Việt khởi nguyên: tại Bình Đà địa linh nhân kiệt". Hóa ra bây giờ cả nước mới ngã ngửa ra vì nơi khởi nguyên của Đại Việt ta là Bình Đà.
"Gò Tam Thai mộ thiêng Quốc Tổ" - Thưa cụ, chiều hôm mùng 3.4 mới rồi, các cơ quan chức năng đã đình chỉ, yêu cầu phá bỏ phần đang xây dở đã vài vạn gạch, không cho phép xây mả Quốc tổ nữa ạ. Vì chưa có khai quật Khảo cổ học, thưa cụ!
Về MỘ LẠC LONG QUÂN, xin xem bài viết này của nhà biên khảo Phan Duy Kha: Phát hiện mộ Lạc Long Quân: Lại một thông tin giật gân.
Về MỘ LẠC LONG QUÂN, xin xem bài viết này của nhà biên khảo Phan Duy Kha: Phát hiện mộ Lạc Long Quân: Lại một thông tin giật gân.
"Đền Nội thiêng bát ngát hoa hương" - Cụ đã gần 100 tuổi, cụ đừng nhao theo đám quan chức thời nay biến Đình thành Đền, thế có khác gì cướp đình của dân làng Bình Đà.
Tại sao lại đổi từ Đình thành Đền: Ấy là vì nếu để là Đình thì không "thổi" được di tích (cùng lắm chỉ có dự án trùng tu khoảng 10-20 tỷ), phải là Đền mới xin được dự án mở rộng quy mô đền với kinh phí vài trăm tỷ đồng, mới móc tiền ngân sách để nâng cấp lễ hội (nghe nói cái lễ hội dọn đường lần này của ông Bùi Quang Thắng được chi 10 tỷ đồng). Đình thì chỉ là hội làng, mà hội làng thì chỉ là hội làng. Phải Đền thì mới hội vùng, hội quốc gia được!
Làng bị cướp đình, Dân bị cướp hội. Mà cướp rất tinh vi. Làng Bình Đà bên trong thì có ĐÌNH, bên ngoài thì có ĐỀN, tạo thành kết cấu quy hoạch ĐÌNH NỘI, ĐỀN NGOẠI (Đình Trong - Đền Ngoài). Đình làng Bình Đà thờ Quốc tổ Lạc Long Quân. Bên cạnh đó, làng có ngôi ĐỀN thờ Hoàng tử Linh Lang nhà Lý. Đền này gọi là ĐỀN NGOẠI, để phân biệt với ĐÌNH TRONG (ĐÌNH NỘI) tức là Đình làng Bình Đà. Lợi dụng sự khúc khuỷu đó, ĐÌNH LÀNG Bình Đà được biến thành ĐỀN NỘI, rồi ĐỀN ĐỨC QUỐC TỔ LẠC LONG QUÂN.
Tại sao lại đổi từ Đình thành Đền: Ấy là vì nếu để là Đình thì không "thổi" được di tích (cùng lắm chỉ có dự án trùng tu khoảng 10-20 tỷ), phải là Đền mới xin được dự án mở rộng quy mô đền với kinh phí vài trăm tỷ đồng, mới móc tiền ngân sách để nâng cấp lễ hội (nghe nói cái lễ hội dọn đường lần này của ông Bùi Quang Thắng được chi 10 tỷ đồng). Đình thì chỉ là hội làng, mà hội làng thì chỉ là hội làng. Phải Đền thì mới hội vùng, hội quốc gia được!
Làng bị cướp đình, Dân bị cướp hội. Mà cướp rất tinh vi. Làng Bình Đà bên trong thì có ĐÌNH, bên ngoài thì có ĐỀN, tạo thành kết cấu quy hoạch ĐÌNH NỘI, ĐỀN NGOẠI (Đình Trong - Đền Ngoài). Đình làng Bình Đà thờ Quốc tổ Lạc Long Quân. Bên cạnh đó, làng có ngôi ĐỀN thờ Hoàng tử Linh Lang nhà Lý. Đền này gọi là ĐỀN NGOẠI, để phân biệt với ĐÌNH TRONG (ĐÌNH NỘI) tức là Đình làng Bình Đà. Lợi dụng sự khúc khuỷu đó, ĐÌNH LÀNG Bình Đà được biến thành ĐỀN NỘI, rồi ĐỀN ĐỨC QUỐC TỔ LẠC LONG QUÂN.
Mới nhất, hôm mùng 3.4, trên cũng yêu cầu gỡ hết băng rôn về "Đền thờ Quốc tổ " treo la liệt hai bên đường 21 B rồi cụ ạ!
Mời cụ xem 2 tấm ảnh để biết họ đã xóa đình như thế nào?
Biển ghi ĐÌNH NỘI
Họp báo biến thành ĐỀN THỜ
Có thật "Bức phù điêu tạc hình Lạc Long Quân từ 1000 năm trước"?. Thưa cụ, đây đúng là một bức phù điêu rất đẹp, rất quý, nhưng bức phù điêu sơn đắp này chỉ có niên đại thế kỷ 17- 18. Cụ ủn niên đại lên kinh quá!
Còn chuyện Giáng bút, thì là:
Đọc lời giới thiệu rằng: "Giáo sư, anh hùng lao động Vũ Khiêu đã giáng bút áng văn tuyệt tác ca ngợi công đức Quốc tổ Lạc Long Quân" thì cháu suýt nữa thì lăn đùng ra đấy ạ. Vì chỉ có các bậc Tiên - Phật - Thánh - Thần hoặc các bậc tiên tổ (đã quy tiên) thì mới có "giáng bút". Viết thế khác nào nó rủa cụ đã quy tiên?!! Trời ơi! Cay nghiệt làm sao!
Trong các nghi lễ của người Việt thời trước, có một không gian nghi lễ khá đặc biệt rất đáng để ý là thiện đàn. Ở đấy diễn ra một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh độc đáo là giáng bút - một hiện tượng văn hoá tâm linh có thực trong xã hội Việt Nam, tức là cầu Thánh - Thần - Tiên - Phật cho mình những bài thơ, thông qua một người có năng lực đặc biệt.
Giáng bút là hiện tượng “nhập thần” trong đó thực hiện nghi lễ cầu cúng để mong muốn có sự phán truyền dạy dỗ của thần linh thông qua văn tự (Hán Nôm) mà thư viện Viện Hán Nôm hiện đang lưu trữ 254 cuốn thơ văn giáng bút, với hàng vạn bài thơ, bài văn.
Mời chư vị đọc bài này: "100 năm trước: Thương nòi giống, Thần tiên giáng bút".
Nghiên cứu về Giáng bút từ năm 1999 đến nay, cháu chỉ mới thấy có một người còn đang sống mà đã Giáng bút là Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Quang Thuận, và hôm nay, được mở mắt ra lần nữa, được biết Cụ cũng "giáng bút".
Ô hô! Ai tai!
Đọc lời giới thiệu rằng: "Giáo sư, anh hùng lao động Vũ Khiêu đã giáng bút áng văn tuyệt tác ca ngợi công đức Quốc tổ Lạc Long Quân" thì cháu suýt nữa thì lăn đùng ra đấy ạ. Vì chỉ có các bậc Tiên - Phật - Thánh - Thần hoặc các bậc tiên tổ (đã quy tiên) thì mới có "giáng bút". Viết thế khác nào nó rủa cụ đã quy tiên?!! Trời ơi! Cay nghiệt làm sao!
Trong các nghi lễ của người Việt thời trước, có một không gian nghi lễ khá đặc biệt rất đáng để ý là thiện đàn. Ở đấy diễn ra một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh độc đáo là giáng bút - một hiện tượng văn hoá tâm linh có thực trong xã hội Việt Nam, tức là cầu Thánh - Thần - Tiên - Phật cho mình những bài thơ, thông qua một người có năng lực đặc biệt.
Giáng bút là hiện tượng “nhập thần” trong đó thực hiện nghi lễ cầu cúng để mong muốn có sự phán truyền dạy dỗ của thần linh thông qua văn tự (Hán Nôm) mà thư viện Viện Hán Nôm hiện đang lưu trữ 254 cuốn thơ văn giáng bút, với hàng vạn bài thơ, bài văn.
Mời chư vị đọc bài này: "100 năm trước: Thương nòi giống, Thần tiên giáng bút".
Nghiên cứu về Giáng bút từ năm 1999 đến nay, cháu chỉ mới thấy có một người còn đang sống mà đã Giáng bút là Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Quang Thuận, và hôm nay, được mở mắt ra lần nữa, được biết Cụ cũng "giáng bút".
Ô hô! Ai tai!
0 comments:
Post a Comment