Theo Soha.vn
Phải một ngày sau khi Phó thủ tướng thị sát vùng tâm dịch sởi, bà Tiến mới tới nơi. Quãng đường từ Bộ Y tế đến viện Nhi chắc chỉ trên dưới 2km.
Lời cám ơn của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khi thị sát tới bệnh viện Nhi Trung ương - nơi có hơn trăm sinh linh phải lìa đời vì sởi và hậu sởi – đã khiến hàng triệu người lặng đi.
Ông Đam đã cảm ơn một bác sĩ vì nhờ những dòng viết trên facebook của bác sĩ ấy, ông mới biết có quá nhiều trẻ bị tử vong, để tiến hành thị sát nắm tình hình ngay lập tức.
Cả một lực lượng y tế hùng hậu giúp việc cho lãnh đạo Bộ Y tế, dường như đã “thua trắng” vài dòng chữ trên mạng xã hội của một bác sĩ.
Bà Bộ trưởng Y tế vừa mấy hôm trước còn hùng hồn hứa với các đoàn ĐB Quốc hội sẽ nỗ lực giảm thiểu trì trệ, tiêu cực ngành y, thì hôm nay lại đang chứng minh rằng: Chính cái ghế của bà mới là vị trí cần “cải tổ trì trệ” trước tiên.
Phải một ngày sau khi Phó thủ tướng thị sát vùng tâm dịch sởi, bà Tiến mới tới nơi. Quãng đường từ Bộ Y tế (Giảng Võ) đến viện Nhi (Đê La Thành) chắc chỉ trên dưới 2km, nhưng nó có vẻ quá xa với tư lệnh ngành, đặc biệt là trong lúc nước sôi lửa bỏng.
Đến vụ sởi, số người tử vong đã gấp hàng chục lần vụ Cát Tường, mạng xã hội lại tiếp tục đề nghị bà từ chức...
Vụ 3 trẻ tử vong vì tiêm vắc xin ở Quảng Trị, dù đang công tác chính nơi địa bàn đó, nhưng bà đã không bao giờ khởi hành đến với gia đình bị hại vì…kẹt họp.
Vụ Cát Tường, dù nước mắt ngắn dài trước mặt báo giới, nhưng cũng phải đến hơn chục ngày sau, bà mới “vi hành” đến nhà nạn nhân Huyền để động viên, chia sẻ sau khi đã được tham mưu để lấy lại phần nào hình ảnh.
Vụ Cát Tường, khi một nạn nhân tử vong, đã có tờ báo đề nghị bà từ chức. Lúc ấy, vẫn thấy một bộ phận dư luận thông cảm cho việc ngồi ghế nóng của bà. Không thể bắt Bộ trưởng chịu hết lỗi của ai đó trong số hàng trăm ngàn cán bộ y tế.
Đến vụ sởi, số người tử vong đã gấp hàng chục lần vụ Cát Tường, mạng xã hội lại tiếp tục đề nghị bà từ chức.
Dưới góc độ thầy thuốc, không ai nghi ngờ cái tâm muốn cứu người của bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Nhưng dưới góc độ quản lý, người ta có quyền nghi ngờ năng lực điều hành, sự quyết liệt, quyết đoán nhanh của một tư lệnh ngành.
Đáng buồn là, ở cương vị quản lý ngành trị bệnh cứu người, sự thiếu quyết đoán, quyết liệt, đôi khi lại mang đến những hậu quả đáng tiếc về sinh mạng.
TS Lương Hoài Nam, chủ của nhiều nhận xét sắc sảo đã có những chia sẻ ngắn gọn trên facebook: “Chán chị Tiến”. Những dòng chia sẻ này được nhiều người like và comment ngay sau khi đăng tải.
Ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã có lời nhắn gửi sâu sắc: “Theo tôi, điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Bộ Y tế nên đặt tình trạng sởi hiện nay vào tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng và họ cần phải nỗ lực hết sức để kiểm soát được tình trạng này.”
Ông Takeshi Kasai cho biết: “Theo Tổ chức Y tế Thế giới chỉ cần 3 ca bệnh thôi là chúng tôi đã có thể công bố được thành dịch”. GS Nguyễn Văn Tuấn, một người công tác trong ngành y lâu năm tại Úc cũng có quan điểm tương tự: “Ở các nước Tây phương, chỉ cần vài ca trẻ em mắc bệnh sởi mà tử vong thì chắc chắn cả hệ thống y tế rúng động.”
Dù chưa công bố dịch và có thể hệ thống y tế Việt Nam "chưa rúng động", nhưng rõ ràng tình trạng sởi ở Việt Nam, thực tế đã ở trong tình huống khẩn cấp.
Và chiếc ghế của Bộ trưởng Tiến cũng có thể đang trong “tình huống khẩn cấp” nếu bà vẫn khởi hành chậm trong những hành trình “cứu người như cứu hỏa”
Vụ Cát Tường, dù nước mắt ngắn dài trước mặt báo giới, nhưng cũng phải đến hơn chục ngày sau, bà mới “vi hành” đến nhà nạn nhân Huyền để động viên, chia sẻ sau khi đã được tham mưu để lấy lại phần nào hình ảnh.
Vụ Cát Tường, khi một nạn nhân tử vong, đã có tờ báo đề nghị bà từ chức. Lúc ấy, vẫn thấy một bộ phận dư luận thông cảm cho việc ngồi ghế nóng của bà. Không thể bắt Bộ trưởng chịu hết lỗi của ai đó trong số hàng trăm ngàn cán bộ y tế.
Đến vụ sởi, số người tử vong đã gấp hàng chục lần vụ Cát Tường, mạng xã hội lại tiếp tục đề nghị bà từ chức.
Dưới góc độ thầy thuốc, không ai nghi ngờ cái tâm muốn cứu người của bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Nhưng dưới góc độ quản lý, người ta có quyền nghi ngờ năng lực điều hành, sự quyết liệt, quyết đoán nhanh của một tư lệnh ngành.
Đáng buồn là, ở cương vị quản lý ngành trị bệnh cứu người, sự thiếu quyết đoán, quyết liệt, đôi khi lại mang đến những hậu quả đáng tiếc về sinh mạng.
TS Lương Hoài Nam, chủ của nhiều nhận xét sắc sảo đã có những chia sẻ ngắn gọn trên facebook: “Chán chị Tiến”. Những dòng chia sẻ này được nhiều người like và comment ngay sau khi đăng tải.
Ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã có lời nhắn gửi sâu sắc: “Theo tôi, điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Bộ Y tế nên đặt tình trạng sởi hiện nay vào tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng và họ cần phải nỗ lực hết sức để kiểm soát được tình trạng này.”
Ông Takeshi Kasai cho biết: “Theo Tổ chức Y tế Thế giới chỉ cần 3 ca bệnh thôi là chúng tôi đã có thể công bố được thành dịch”. GS Nguyễn Văn Tuấn, một người công tác trong ngành y lâu năm tại Úc cũng có quan điểm tương tự: “Ở các nước Tây phương, chỉ cần vài ca trẻ em mắc bệnh sởi mà tử vong thì chắc chắn cả hệ thống y tế rúng động.”
Dù chưa công bố dịch và có thể hệ thống y tế Việt Nam "chưa rúng động", nhưng rõ ràng tình trạng sởi ở Việt Nam, thực tế đã ở trong tình huống khẩn cấp.
Và chiếc ghế của Bộ trưởng Tiến cũng có thể đang trong “tình huống khẩn cấp” nếu bà vẫn khởi hành chậm trong những hành trình “cứu người như cứu hỏa”
0 comments:
Post a Comment