Quốc Phong
Nhà báo Quốc Phong |
NQL: Cảm ơn nhà báo Quốc Phong đã có những lời khuyên rất đúng và chí tình. Nhưng vấn đề không phải là những lời khuyên. ( Mấy ông chính quyền khuyên kẻ khác còn hay hơn cả bác nữa đấy). Vấn đề là cần có một thể chế sao cho chính quyền buộc phải biết lắng nghe dân, nếu không nó sẽ không tồn tại.
Rứa đó thưa bác.
Rứa đó thưa bác.
Thực tế cuộc sống cho thấy chính quyền nào quan tâm đúng mức đến báo chí, biết lắng nghe có chọn lọc những thông tin xã hội nghiêm túc thì chính quyền đó sẽ có quyết sách đúng.
Tôi nhớ khi tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long (năm 2010) nhiều ý kiến cho rằng, việc tổ chức rất tốn kém, lãng phí. Có tin cho rằng Đại lễ chi tới 94.000 tỷ đồng. Sau khi kết thúc lễ kỷ niệm, cũng không thấy có cơ quan nào đứng ra công bố đầy đủ mức chi cho Đại lễ. Theo tôi, đó là điều đáng tiếc.
Có lẽ vì vậy, khi hay tin chúng ta chính thức đăng cai tổ chức ASIAD 18 vào năm 2019, nhiều người băn khoăn, lo ngại vì kinh phí phụ trội khó lường trong khi nền kinh tế đang gặp khó khăn chồng chất. Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định không tổ chức ASIAD18 đã khiến nhiều người thở phào, hoan hỉ. Không những chúng ta không bị Hội đồng Thể thao Châu Á (OCA) phạt như có vài vị quân sư từng dọa mà ngược lại, chúng ta còn được sẻ chia.
Việc các cơ quan tham mưu để Chính phủ đi tới quyết định không tổ chức ASIAD 18 là nhờ hai bộ nắm hầu bao của Nhà nước: Kế hoạch Đầu tư và Tài chính. Song, còn một điều dễ thấy đó là việc Chính phủ đã lắng nghe ý kiến người dân qua nhiều kênh thông tin.
Một cuộc thăm dò trước đó của VnExpress cho thấy, 87% trong số gần 85.000 người trả lời ý kiến trên trang báo này cho rằng, Việt Nam nên rút đăng cai ASIAD 18.
Tôi cho rằng, các vị lãnh đạo đã lắng nghe và tôn trọng dư luận.
Thực tế những năm qua có những chuyện mà người dân rất mong chính quyền lắng nghe tiếng nói của họ trước khi đưa ra những quyết sách quan trọng. Ví dụ dự án bauxite ở Tây Nguyên, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Giá như nó đều được các cấp lãnh đạo lắng nghe sớm hơn thì đâu đến nỗi có kiểu Tập đoàn Than - Khoáng sản cách đây không lâu muốn "nhường khéo" phần đầu tư cầu, đường cho ngành giao thông (ngân sách Nhà nước) làm thay. Trong khi nếu không có dự án khai thác khoáng sản kia, thì còn lâu ngân sách Nhà nước mới chấp thuận làm đường, cầu chịu tải trọng cho những chuyến xe đặc chủng chở quặng không giống ai. Mà đã làm cầu nhiều như thế thì không khoản lãi nào của dự án bauxite bù nổi. Và Nhà nước không biết khi nào mới có thể thu hồi vốn, nói chi có lãi?
Tôi muốn nhắc lại câu chuyện cách đây cũng 4 năm, đó là việc Quốc hội không phê chuẩn Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam với tổng dự chi là 56 tỷ USD. Hồi đó, tuy không ở thế áp đảo nhưng có 42% số Đại biểu Quốc hội có mặt không tán thành. Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) chỉ sau 2 năm đã đội giá 62% cho phép chúng ta đặt câu hỏi, nếu dự án Đường sắt cao tốc được phê chuẩn thì con số dự chi 56 tỷ USD sẽ đội giá lên bao nhiêu khi mà gần 20 năm sau dự án mới hoàn thành.
Tôi được biết ngay hồi Quốc hội họp khi bàn về dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam VnExpress cũng đã thăm dò ý kiến bạn đọc và sau gần một tháng, 36,3% ý kiến (khoảng trên 25.000 người) không đồng tình làm và 35,8% cho rằng nên để vào thời điểm khác. Phải chăng, kênh thông tin phản ánh dư luận đã có tác động tốt cho các vị đại biểu?
Một khi dân và chính quyền có sự đồng thuận cao thì có lẽ đó sẽ là thước đo của dân chủ.
0 comments:
Post a Comment