Bấy lâu nay, Trung Quốc ngang nhiên tiến hành nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền, âm mưu độc chiếm Biển Đông, bất chấp sự phản đối, lên án mạnh mẽ của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn “tiểu nhân”, “hèn hạ”, từ chiếm đóng đến xây dựng căn cứ quân sự, sân bay, bến bãi, mở hoạt động du lịch; đưa cư dân ra các đảo trên Biển Đông để sinh sống; ném đồ, vật dụng, các ngôi mộ cổ xuống biển nhằm xác lập căn cứ lịch sử; phá hoại kinh tế trên biển, đuổi đánh, bắt, đe dọa ngư dân các nước khai thác hải sản ở Biển Đông... Bên cạnh đó, để có cơ sở pháp lý vững chắc phục vụ âm mưu xâm chiếm, Trung Quốc tự tiện đưa quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và một số cụm đảo ở Biển Đông sát nhập địa giới hành chính nhà nước; ra tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố cấp địa khu Tam Sa”; đưa ra “đường lưỡi bò” với “dã tâm” không từ bỏ, chiếm trọn Biển Đông. Những hành động trên của Trung Quốc, bị các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam kiên quyết phản đối, coi đây là hành động ngang ngược, xâm phạm chủ quyền quốc gia nghiêm trọng, không thể chấp nhận và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức.
Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Thế nhưng, xem ra Trung Quốc chẳng tỏ rõ dấu hiệu ngừng hoạt động mà đã và đang ráo riết tiến hành thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp từ “thượng đẳng” đến “hèn hạ”, “bỉ ổi” nhất nhằm chiếm bằng được Biển Đông. Mới đây, nhân vụ máy bay mất tích ở Malaysia, Trung Quốc không chỉ với trách nhiệm nhân đạo mà còn là quốc mẹ có thân nhân mất tích. Hiệu quả và lương tri tìm kiếm chưa thấy đâu, qua sự việc này dư luận quốc tế nhận rõ Trung Quốc là kẻ “cơ hội”, “đục nước béo cò” khi lấy cớ này để phô trương sức mạnh quân sự, thực hiện âm mưu xây dựng cảng, căn cứ hải quân tiến tới xâm chiếm, khống chế Biển Đông.
Trung Quốc đục nước béo cò
Chúng không ngờ rằng với âm mưu nung nấu bao lâu đã bị “bắt bài”, nhận thấy khó có thể ngang nhiên vào Biển Đông. Mặc dù đã “dõng dạc” tuyên bố, cho sản xuất bản đồ “đường lưỡi bò” tán phát rộng rãi trong và ngoài nước, song khi vào Biển Đông, Trung Quốc phải “cúi đầu” xin phép các nước có chủ quyền, trong đó có Việt Nam để được cấp phép đưa tàu vào tìm kiếm. Hành động này của Trung Quốc chẳng khác nào gián tiếp công nhận chủ quyền, sở hữu hợp pháp của Việt Nam và các nước đối với các vùng biển trên Biển Đông.
Xâu chuỗi loạt hoạt động trên đây, có thể khẳng định chủ quyền thực chất ở Biển Đông mà Trung Quốc từng tuyên bố chỉ là “ảo tưởng”, “viễn vông” và không có căn cứ xác đáng về pháp lý cũng như giá trị lịch sử. Chính vì vậy, đây là cơ sở để Việt Nam khẳng định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền đối với các vùng biển, đảo đã quản lý ở Biển Đông; cho cộng đồng quốc tế thấy rõ, những hành động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam thời gian qua là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế về luật biển, xâm phạm trực tiếp lợi ích quốc gia Việt Nam. Đồng thời, cũng là căn cứ để Việt Nam tiếp tục bảo vệ, đấu tranh chống hành vi vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo nước ta của Trung Quốc trong thời gian tới./.
SEN HỒNG
0 comments:
Post a Comment