Chung Hoàng
Cử tri Phạm Thị Hoàn: Cần tìm người đủ tâm, tầm quản lý y tế. |
NqL: Khó khăn, sai sót, sơ suất, yếu kém, phức tạp, nhạy cảm... vừa làm vừa rút kinh nghiệm... đây là ngôn ngữ xưa nay TBT vẫn nói với dân
Lo lắng về dịch sởi, cử tri Hà Nội ngày 3/5 bày tỏ với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng suy nghĩ về Bộ trưởng Y tế.
Bà Phạm Thị Hoàn (Hàng Trống, Hoàn Kiếm) chia sẻ tâm trạng khi thấy dịch sởi khiến nhiều trẻ em tử vong mà đến đầu tháng 4 Bộ Y tế vẫn nói tình hình không có gì phức tạp. "Nhưng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không yên tâm đã đi kiểm tra", bà Hoàn nói.
Cử tri Nguyễn Cao Đức (Điện Biên, Ba Đình) cũng không hài lòng khi Bộ Y tế “ậm à ậm ừ không đưa ra thông điệp cảnh báo, ngày xưa sởi vài ngày là khỏi, giờ để các cháu tử vong nhiều”.
Bà Phạm Thị Hoàn thẳng thắn kiến nghị Bộ trưởng Y tế "xem lại" và cho rằng Quốc hội và Chính phủ cần "tìm người đủ tâm đủ tầm để quản lý Bộ Y tế".
Trao đổi với cử tri, đại diện Hà Nội là Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Sửu cho biết thành phố đang kiên quyết dập dịch. “Đến 28/4, Hà Nội có 1414 cháu mắc sởi, trong 54 ca tử vong có 14 ca trực tiếp do sởi. Thành phố đã chỉ đạo tiêm vắc-xin miễn phí đạt 95% và quyết định chi 75 tỷ đồng để giải quyết dịch”, ông Sửu nói.
Chia sẻ với những bức xúc này của cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong nhận định ngành y tế có những sai sót, sơ xuất, yếu kém, mong cử tri thông cảm vì là ngành phức tạp, va chạm nhiều và cũng đang cố gắng rút kinh nghiệm.
Chi tiêu tùy tiện tiền thuế của dân
Phó CT Hà Nội Nguyễn Văn Sửu: Đường sắt đô thị dù gì cũng vẫn phải làm. |
Thấy kỳ tới QH sẽ xem xét luật Đầu tư công, cử tri Nông Quang Lộc (Hàng Mã, Hoàn Kiếm) phản ánh lo lắng của người dân về nợ công: Cứ nói chưa đến 60% GDP là vẫn an toàn, nhưng các nước nợ công lớn mà thu hồi được, còn nước ta phức tạp, phát hành trái phiếu để lấy tiền trả nợ chứ không phải do kinh tế phát triển mà thu ngân sách để trả được.
“Bội chi ngân sách thì lớn. Tiền thuế của dân, dân đang khổ, khó khăn vẫn chịu đựng để có tiền xây các công trình, mà nhà nước lại chi tiêu tùy tiện", ông Lộc nói.
Cử tri phường Hàng Mã và nhiều người khác chỉ ra ví dụ về dự án đường sắt trên cao bị đội giá thêm 300 triệu USD, đề án đổi mới giáo dục xin đến 34 nghìn tỷ đồng, đường Trường Chinh đang thẳng thành cong, đề án đăng cai ASIAD 18 dự chi tới 150 triệu USD may mà rút được…
Cử tri không ngại gọi đây là biểu hiện “lạm quyền”, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân.
“Luật Đầu tư công ra QH phải quy định rõ người chịu trách nhiệm nếu để xảy ra những việc bức xúc như trên khi tiêu tiền ngân sách”, ông Nông Quang Lộc nói.
Giải thích với cử tri về việc tuyến đường đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bị đội giá, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết ở các công trình phức tạp, việc phát sinh chi phí là khó tránh.
“Nhưng nguyên tắc là phải giám sát chặt chẽ để không xảy ra tiêu cực, lãng phí, còn đường sắt đô thị dù gì cũng vẫn phải làm để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông hiện nay”, ông Sửu nói.
Lấy phiếu tín nhiệm là việc nhạy cảm
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lắng nghe ý kiến cử tri. |
Cử tri Hà Nội cũng đặt câu hỏi “việc lấy phiếu tín nhiệm vừa rồi làm tốt, được dân ủng hộ, sao lại dừng”. Giải thích cụ thể về sự khác nhau giữa lấy và bỏ phiếu tín nhiệm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cam kết sau khi QH xem xét, thảo luận điều chỉnh Nghị quyết 35 tại kỳ họp tới, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ tiếp tục.
Ông cũng chia sẻ với cử tri: “Đây là biện pháp răn đe, cảnh báo, ngăn ngừa, để họ làm việc tốt hơn chứ không phải là để làm mất tín nhiệm của ai. Nhưng chưa có tiền lệ nên đặt ra nhiều vấn đề. Việc này nhạy cảm, cấp cơ sở, tỉnh thành thì không sao, chứ cấp trung ương là khác. Đưa một lãnh đạo cao cấp ra lấy phiếu sau đó công bố với toàn dân và thế giới, nếu xảy ra chuyện gì thì ta sẽ bị động, lúng túng".
“Cho nên ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, Tổng bí thư nói.
Box:
Cử tri Phạm Quy (Ngọc Khánh, Ba Đình): Xét xử các vụ đại án tham nhũng vừa rồi, Đảng và nhà nước đã lấy được lòng tin của nhân dân, nhưng tòa cứ mở rồi lại hoãn, bị can, bị hại, nhân chứng… đến thì đến không đến thì thôi, làm mất tính chất tôn nghiêm của việc xét xử. Phải làm thật nghiêm, kiên quyết, bất kể là ai, đương chức hay nghỉ hưu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Việc lùi xử là không hay, các bác có ý kiến rất đúng, nhưng sự việc đã xảy ra như vậy, luật quy định xử phải có mặt chứ không thể xử vắng mặt. Nhưng cũng không có nghĩa là người ta có thể vắng mãi được.
0 comments:
Post a Comment