Huỳnh Phan
Mày tím nâu là những nước không có tự do báo chí |
Freedom House vừa công bố báo cáo tổng kết về tự do báo chí năm 2013 trong đó phân tích và xếp hạng việc thực hiện tự do báo chí ở 197 nước và lãnh thổ trên toàn thế giới. Việc làm này tiếp tục một tiến trình mà Freedom House thực hiện từ năm 1980. Mỗi nước được cho một điểm số tổng hợp về tự do báo chí từ 0 (tốt nhất) đến 100 (tệ nhất) trên cơ sở một bộ câu hỏi gồm 23 câu về môi trường luật pháp (8 câu), môi trường chính trị (7 câu) và môi trường kinh tế (8 câu). Nếu điểm tổng hợp đạt được từ 30 trở xuống sẽ được xếp loại là ‘tự do’, từ 31 tới 60 là ‘tự do một phần’ và từ 61 trở lên là ‘không tự do’.
Báo cáo cho biết kết quả chung năm nay là thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Sư sụt giảm này có bốn lí do chủ yếu: việc tấn công vào người đưa tin (Ukraina, Turkey, Egypt, Brazil, Venezuela, Sri Lanka, Thailand, Jordan, Uganda…), việc ngăn trở truyền thông nước ngoài (Nga, TQ, Ai Cập, Nauru…), siết chặt phương tiện truyền thông mới (TQ, VN, Jordan, Sudan, Zambia…), việc dùng quyền chủ sở hữu để kiểm soát nội dung (Turkey, Ukraina, Venezuela…)
Báo cáo cũng cho thấy rằng 14 % dân số thế giới sống ở các nước có một nền báo chí tự do, 42 % được tự do báo chí một phần và 44 % sống trong môi trường không tự do. Các tỉ lệ dân số này bị ảnh hưởng đáng kể bởi hai quốc gia Trung Quốc, sếp loại không tự do, và Ấn Độ, xếp loại tự do một phần – cả hai gộp lại chiếm hơn một phần ba dân số hơn bảy tỉ người trên toàn cầu.
Theo bảng xếp hạng vừa công bố, có 63 nước (32%) được xếp loại là tự do, 68 nước (35%) tự do một phần và 66 nước (33%) không tự do. Ba nước Bắc Âu là Hà Lan, Na Uy và Thuỵ Điển đứng nhất (với điểm tổng hợp bằng 10), Bắc Triều Tiên đứng chót (97 điểm). Việt Nam [cùng với Trung Quốc, Lào và Azerbaijan] xếp thứ 183 (84 điểm) chỉ đứng trên 11 nước, với điểm chi tiết là 29/30 về mội trường pháp luật, 33/40 về môi trường chính trị và 22/30 về môi trường kinh tế. Điểm tổng hợp của Việt Nam giữ y như hai năm trước và tệ hơn 7 điểm so với năm 2006 (77 điểm), tệ hơn 16 điểm so với năm 1994, 1995 là năm có điểm tốt nhất (68 điểm) trong vòng 20 năm có theo dõi của Freesom House.
Tên Việt Nam ‘được’ nhắc tới 3 lần và ‘được’ đề cập riêng ở đoạn sau đây trong báo cáo tổng hợp:
“Một động lực tương tự [như ở TQ] đang diễn ra ở Việt Nam, nước cũng có 84 điểm và chứng kiến một cuộc đàn áp phát biểu trực tuyến trong năm 2013. Trong một môi trường hạn chế không có bất kì nhà in hoặc phương tiện truyền thông tư nhân nào, các blogger đóng một vai trò quan trọng trong việc tường thuật những tin tức nhạy cảm và truyền bá thông tin. Tuy nhiên, một số blogger đã bị bắt giữ hoặc bị kết án khắc nghiệt trong năm qua, kể cả án tù dài hạn, và một nghị định do chính phủ ban hành trong tháng 9 [Nghị định 72] đặt ra các ràng buộc nhiều mặt về nội dung trực tuyến cho phép.”
Những kết luận trong báo cáo này được nhiều chính phủ và các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các học giả, các nhà hoạt động, và các phương tiện truyền thông sử dụng rộng rãi. Hi vọng rằng chính phủ Việt Nam năm nay cũng biết sử dụng nó một cách tích cực.
0 comments:
Post a Comment